Cấu tạo và Nguyên Lý Hoạt Động Của Bếp Từ

 Trong đời sống hiện đại, những chiếc bếp từ đã dần thay thế bếp gas và bếp nướng truyền thống. Với những tính năng vượt trội, tiết kiệm thời gian, nấu nướng tiện dụng, bếp từ được ưa chuộng khá rộng rãi ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết được cấu tạo bếp từ và phương thức hoạt động của chúng. Hãy cùng Gia Dụng Đức Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bếp từ là gì ? Cấu tạo của bếp từ như thế nào

Là một dòng bếp nấu nướng gia nhập vào thị trường nước ta khá lâu, bếp từ được đông đảo các chị em nội trợ tin tưởng sử dụng. Bếp từ là loại bếp sử dụng trong nội trợ sử dụng nhiệt biến đổi từ từ trường giữa bếp và nồi để sinh ra nhiệt, làm chín thức ăn. Bếp từ được thiết kế với những kích thước nhỏ gọn, phù hợp, tiện lợi.

Cấu tạo bếp từ như thế nào

Bếp từ được thiết kế cấu tạo với 3 thành phần cơ bản dưới đây

Mặt kính bếp từ

Điểm đáng chú ý đầu tiên cho những người có sành về thị trường đồ gia dụng đó chính là thiết kế mặt kính- vẻ bề ngoài của bếp từ.

Mặt kính tốt nhất hiện nay được ưa chuộng đó chính là kính ceramic. Mặt kính này có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt và chịu lực khá tốt. Hơn thế nó còn tăng thẩm mỹ cho bếp từ, bảo vệ các linh kiện phía bên trong, dễ dàng vệ sinh. Một số loại bếp sử dụng mặt kính này như: Kanzler,…

Cấu tạo mâm từ

Mâm từ là bộ phận quan trọng nhất của bếp từ. Đây là cơ quan tạo ra nhiệt lượng để nấu chín thức ăn. Cấu tạo của mâm từ bao gồm một lõi dây có dòng điện chạy qua. 

Mâm từ được thiết kế sau mặt kính của bếp. Các cuộn dây đồng nối lại thành các hình tròn có kích thước từ 30cm trở xuống và dày khoảng 4 cm. Phần mâm từ này sẽ có làm cho phần nhiệt lượng đỡ tiêu hao, tiết kiệm điện hơn mức thông thường.

Xem thêm: Lưu Ý Gì Khi Chọn Chảo Chống Dính Bếp Từ

Hệ thống tản nhiệt

Bộ phận quan trọng trong việc điều tiết nhiệt lượng trong quá trình nấu. Hệ thống tản nhiệt bao gồm các khe thoát nhiệt, thanh nhiệt và quạt tản nhiệt. Đây là bộ phận có chức năng làm mát bếp bằng cách tạo ra luồng mát, tản nhiệt. Hệ thống này giúp cân bằng nhiệt lượng trong quá trình sử dụng. Bởi nếu bếp hoạt động quá lâu, nhiệt độ nóng không được tản nhiệt thì các linh kiện không thể chịu tải được. Vì vậy, hệ thống tản nhiệt sẽ giúp điều hòa và bảo vệ được công suất hoạt động ổn định và bền bỉ. 

Bo mạch của bếp từ

Đây là hệ thống điều khiển bao gồm nguồn xung, nguồn chuyển mạch ngắt mở, tụ điện, dây cảm biến,.. thông qua các bảng chỉ dẫn điều khiển cảm ứng. Bo mạch điều khiển bao gồm các đèn led hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu, tăng giảm nhiệt độ.

Bo mạch chính nhận lệnh thao tác của người dùng, cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên tắc truyền nhiệt. Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-Cô. Khi bạn bắt đầu cho phép bếp hoạt động, dòng điện từ dây dẫn điện sẽ truyền nhiệt và chạy qua cuộn dây đồng sinh ra từ trường. Các dòng từ từ trường này sẽ tác động lên đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ. Khiến chúng dao động và tự sản sinh ra nhiệt.

Điểm đặc biệt là nhiệt lượng này chỉ tác tác dụng vào phần đáy nối mà không bị lan tỏa ra phía ngoài mặt bếp không nấu cũng như không bị thất thoát ra môi trường bên ngoài.

Cơ chế hoạt động của bếp từ

Sở dĩ, nấu ăn trên bếp từ nhanh chóng và tiết kiệm hơn bởi bếp từ có khả năng hấp thụ nhiệt. Nhiệt lượng chỉ gói gọn trong phạm vi nấu, không lan tỏa ra ngoài. Nhiệt độ của đáy nồi luôn cao hơn nhiệt độ của bếp. Do trên thực tế, khi cóc sự tác động của từ trường, đáy nồi sẽ chuyển dần từ trường sang dạng năng lượng nhiệt. Lượng điện sẽ chuyển hóa thành lượng nhiệt đun nấu đến khoảng hơn 90%. Đây cũng chính là lí do mà khi sử dụng bếp từ bạn cần phải chuẩn bị các loại nồi có đáy nhiễm từ hoặc kim loại.

Những lưu ý khí sử dụng bếp từ

Bếp từ là thiết bị dễ dàng sử dụng và tiện dụng trong việc vệ sinh lau chùi cũng như bào quản. Tuy nhiên để tránh những sai sót kĩ thuật đáng tiếc xảy ra, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn nguồn điện an toàn, phù hợp cho từng loại bếp từ
  • Không để bếp hoạt động với công suất quá lâu
  • Không nên để các thiết bị điện tử ở gần bếp từ
  • Không tiếp xúc tay trực tiếp lên mặt bếp đặc biệt nguy hiểm là vùng nấu 
  • Không ngắt nguồn điện ngay khi bếp vừa ngừng hoạt động
  • Tránh để nước tràn lên bề mặt bếp
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực vướng bẩn sau khi sử dụng

Hi vọng rằng những thông tin trên đã giúp cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo bếp từ và nguyên lý hoạt động của nó để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Hãy để Gia Dụng Đức Sài Gòn giúp cho công việc nội trợ của bạn đơn giản và nhẹ nhàng hơn bếp từ Bosch hiện đại và tối ưu. Liên hẹ ngay với chúng tôi 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu hỏi lò vi sóng có nướng được không cho bà nội trợ

Tìm hiểu các loại kích thước lò nướng phổ biến trên thị trường

Gia Dụng Đức Sài Gòn